Cách sửa lỗi chia sẻ máy in qua mạng LAN trên windows 10 - 100% working


 

Trong môi trường làm việc văn phòng sử dụng một máy in để chia sẻ dùng chung cho việc in ấn tài liệu là điều rất phổ biến. Cách chia sẻ máy in qua mạng giúp cho việc tiết kiệm được chi phí và không gian gọn gàng hơn, tuy nhiên vào giữa năm nay lỗ hỏng trong việc chia sẻ máy in trên môi trường mạng nội bộ đã được công bố và tiềm ẩn nguy cơ bị mã độc tấn công. Bài viết sau đây chúng tôi chia sẻ quý độc giả một vài cách khắc phục lỗi khi in qua mạng “Windows cannot connect to the printer”.

Các mã lỗi xuất hiện thông báo “Windows cannot connect to the printer” là  0x0000007e, 0x0000007c, 0x0000007a,...

Sau đây bạn hãy thử làm theo chúng tôi từ cách 1 đến cách 5, để khắc phục 100% vấn đề kết nối máy in được chia sẻ trong hệ thống mạng LAN “Fix 100% Windows cannot connect to the printer”.

Bạn cũng cần kiểm tra và tháo các bản vá lỗi không tốt từ microsoft nhé, để đảm bảo việc thực hiện của chúng ta được thành công, khắc phục lỗi windows 10 không thể kết nối máy in qua mạng hoặc chia sẻ máy in trên windows 10 bị lỗi.

 

Cách 1: Khởi động lại dịch vụ in “Printer Spooler”

Vào Service.msc tìm Printer Spooler và restart dịch vụ.


Cách 2: tìm các job bị treo để xóa, kết hợp với xóa tất cả driver máy in

Bấm phím “Windows + R” để mở hộp thoại Run.

Gõ dòng mã printmanagement.msc và enter/ OK.


Xóa driver/ xóa máy in/ clear tất cả các job bị pause


 

 Cách 3: Tạo Local Port cho máy in

Cách này là định nghĩa một port mới, giúp windows có thể truy cập theo cấu hình của chúng ta đã định sẵn.

 Bạn phải nhập chính xác tên máy in và địa chỉ ip của máy tinh chia sẻ nhé.


Cách 4: Copy file “mscms.dll” vào hệ thống windows

Tìm đến thư mục C:/Windows/system32 và tìm kiếm file mscms.dll

Copy file trên tới một trong hai vị trí sau:


 

C:/windows/system32/spooldrivers/x64 Nếu bạn đang dùng hệ điều hành 64-bit.

C:/windows/system32/spooldrivers/w32x863 Nếu bạn đang dùng hệ điều hành 32-bit.


 

Cách 5: Bật password khi chia sẻ máy in và kiểm tra lại tài khoản kết nối

Mở password khi kết nối máy in, vào  “Advanced sharing setting” chọn vào Password protected sharing -> chọn Turn on Password protected sharing.


Vào control panel-> Credential Manager -> windows Credentials nếu chưa có thì add tài khoản vào nhé để windows chứng thực khi kết nối sử dụng máy in.



Mong cách mà hieunangcongnghe hướng dẫn có thể khắc phục được cho bạn, và hãy liên lạc để đặt câu hỏi hay cần trợ giúp qua Facebook hay comment bên dưới nhé.



2 Nhận xét

  1. Trả lời
    1. cám ơn bạn đã ghé xem bài viết của chúng tôi. hieunang congnghe tks a lot

      Xóa

Đăng nhận xét

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn